nghiencuulichsu.com
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nên nhìn nhận thế nào về việc Nguyễn Ánh cầu viện ngoại bang

3 posters

Go down

Nên nhìn nhận thế nào về việc Nguyễn Ánh cầu viện ngoại bang Empty Nên nhìn nhận thế nào về việc Nguyễn Ánh cầu viện ngoại bang

Bài gửi  Lí Tĩnh Mon Jan 28, 2013 1:17 am

Theo ý Tĩnh hiện có nhiều người vẫn còn giữ quan điểm cực đoan về việc Nguyễn Ánh cầu viện ngoại bang, trước là Xiêm-la, sau là Pháp. Những người đồng ý với ý kiến này thường liên kết giữa việc Nguyễn Ánh có ký kết với người Pháp một văn kiện thỏa thuận nếu Pháp giúp đỡ Nguyễn Ánh thì họ sẽ được một số đặc quyền về thương mãi trên đất Việt Nam. Họ cũng cho rằng Nguyễn Ánh là kẻ bán nước, rước cọp vào nhà, v.v

Tuy nhiên, theo ý kiến Tĩnh, đây là lối suy nghĩ một chiều, có xuất phát từ quan điểm sử học thời kì chiến tranh chống Mỹ. Cách suy nghĩ này thường đứng trên chủ nghĩa dân tộc hiện đại mà nhìn nhận lịch sử, là một vấn đề khá phổ biến ở người Việt Nam.

Việc nhờ đến ngoại bang can thiệp vào tình hình chính trị không phải không có trong lịch sử thế giới:

- Đời Đường, sau loạn An Lộc Sơn, nhà Đường không còn đủ sức chống chọi với sự xâm lược cướp bóc của đế chế Thổ Phồn (Tây Tạng). Quân Thổ Phồn chiếm cứ Trường An, buộc vua Đường phải cầu viện đến quân Hồi Hột, vốn cũng là một đế chế thảo nguyên hùng mạnh cùng thời. Việc này về sau không ai đánh giá là vua Đường bán nước.

- Joseon (một triều đại Triều Tiên) trong thế kỷ thứ XVI không có đủ sức chống chọi với Nhật Bản dưới thời Hideyoshi, vì vậy sai sứ sang nhà Minh cầu việc thêm quân. Nhà Minh liền cử quân sang Triều Tiên cùng quan quân nước ấy đánh trả quân Nhật, lấy lại kinh đô nước này. Sử gọi lại chiến tranh Imijin.

Ví dụ còn nhiều nhưng những cụm từ như "bán nước", "phản thần" đều nhìn chung xuất phát từ tư tưởng thời Nho hoặc tư tưởng yêu nước thời kì cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Đành rằng việc mượn lực lượng ngoại bang không hay ho gì, nhưng dựa trên cách đánh giá người xưa thường thấy họ dựa vào hậu quả của việc mượn binh mà xem xét. Nếu đến nỗi mất nước thì xem là bán nước.

Xin chư vị cho thêm ý kiến, dựa trên tinh thần cầu sự thực mà xem xét vấn đề này.

Theo Tĩnh Nguyễn Ánh sở dĩ ngoan cường chống lại Tây Sơn vì Ánh vốn dĩ là cháu chúa Nguyễn cuối cùng ở đàng Trong. Người dân Gia Định vốn dĩ vẫn còn hướng về chúa Nguyễn, mà nhà Ánh đều đã bị giết bởi Nguyễn Huệ. Bấy nhiêu đủ thấy Ánh luôn nuôi trong lòng sự thù hận dai dẳng. Nguyễn Ánh tuy bị đánh bại nhiều lần nhưng khi quay lại Gia Định vẫn củng cố được chính quyền, nhanh chóng xây dựng căn cứ địa cho mình. Việc Ánh muốn giành lại khu vực trước đây thuộc ông cha mình là điểu dễ hiểu. Ánh cũng không thể không thành công nếu giới sĩ phu miền Nam vẫn hướng về nhà Nguyễn.

Việc Ánh cầu việc được Xiêm-la đơn giản vì năm 1781 Ánh đã cải thiện được quan hệ với họ. Chỗ này ta thấy giang sơn theo ý người đương thời như Ánh vẫn là đất nào của người nấy. Tình hình cát cứ từ thời mạt Lê đã khiến cho đại đa số các nhà quân phiệt tại Việt Nam không còn nghĩ gì đến chuyện thống nhất quốc gia, mà sự phát triển ở phía Nam cũng chỉ mới khởi sự bởi chúa Nguyễn. Từ đây có thể đoán ra việc Ánh xin chi viện từ Xiêm thực tế là đoạt lại lãnh thổ của mình. Ánh không nghĩ đến nào là dân tộc Việt Nam, nào là bán nước, vì vùng địa giới Gia Định theo lí vẫn phải là của Ánh.

Việc Ánh biết được nhà truyền giáo Pigneau de Behaine cũng là cơ duyến để kéo Ánh xích gần với Pháp. Song việc nước Pháp xa xôi giúp đỡ cũng chí giới hạn thôi.

Đến đây nhiều người cho rằng Ánh bán nước vì Ánh tạo cho người Pháp cơ hội xâm chiếm Việt Nam năm 1858. Điều này hoàn toàn sai vì lí do trực tiếp khiêu chiến người Pháp là vì 2 đời vua sau Minh Mạng và Tự Đức thường thực hiện chính sách chống đối phương Tây, giết hại nhà truyền giáo nước ấy. Đến nay vẫn chưa ai đưa ra bằng chứng cho thấy người Pháp viện cớ Nguyễn Ánh mượn quân mà xâm lược Việt Nam. Như vậy ý kiến này là vô căn cứ.

Nhìn chung cuộc đời sự nghiệp vua Gia Long Nguyễn Ánh vẫn là sự thăng trầm may rủi. Nhiều người đề cao quá vua Quang Trung mà hạ thấp Nguyễn Ánh tới mức cùng cực. Song, xét trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, nhà Tây Sơn cũng không phải là một chính thể chính trị thống nhất. Bên trong tồn đọng không thiếu gì mâu thuẫn sâu sắc, Nguyễn Huệ dù có là người xuất chúng, cũng không thể giải quyết mâu thuẫn đan xen như tơ nhện này. Nguyễn Ánh lại là người có chí bền vững, dù bại nhiều lần, phần vì cơ may, phần vì nghị lực chính mình mà tự dựng lại cơ nghiệp tổ tông, cho thấy nhân vật này không phải là hạng tầm thường.

Việc Ánh giao thiệp và được giúp đỡ cũng cho thấy ông ta về mặt ngoại giao vẫn có phần khôn khéo.

Nay xét về việc mượn binh Xiêm lẫn Pháp đều hoàn toàn không phải chủ ý của Ánh, mà do Pigneau de Behaine đề xướng. Trong việc mượn quân từ Pháp thì chính de Behaine là sợi dây xích đã giúp Ánh an định vùng Gia Định.

Lí Tĩnh

Tổng số bài gửi : 5
Join date : 28/01/2013

Về Đầu Trang Go down

Nên nhìn nhận thế nào về việc Nguyễn Ánh cầu viện ngoại bang Empty Re: Nên nhìn nhận thế nào về việc Nguyễn Ánh cầu viện ngoại bang

Bài gửi  macay3 Mon Jan 28, 2013 12:09 pm

Theo Trần Quốc Vượng thì khi Gia Long cầu viện pháp đã uy quyền cho Bá Đa Lộc cùng với hoàng tử cảnh ký Hiệp ước Versailles với triều đình Pháp có các điều khoản như : nhượng cho Pháp nào đảo Côn Lôn, nào cảng cửa Hàn, đất riêng để mở thương điếm ở miền nam…

---> Đây là bằng chứng đánh đổi chủ quyền đất nước để mong giành lại ngôi vị của Gia Long.
macay3
macay3
Admin

Tổng số bài gửi : 10
Join date : 08/01/2013
Age : 45

https://nghiencuulichsu.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

Nên nhìn nhận thế nào về việc Nguyễn Ánh cầu viện ngoại bang Empty Re: Nên nhìn nhận thế nào về việc Nguyễn Ánh cầu viện ngoại bang

Bài gửi  Lí Tĩnh Mon Jan 28, 2013 4:33 pm

Những người tranh luận như Kommsomol mạnh miệng cho rằng Nguyễn Ánh khi kí hiệp ước Versaille năm 1787 là bán nước, cắt đất đem cho Pháp. Điều này hết sức vô lí. Luận điệu xoay quanh hiệp ước này rõ ràng bắt nguồn từ các sử gia Việt Nam.

Trong 2 chuyên luận nghiên cứu của mình, Federic Mantienne, nhà sử học Pháp đã viết rõ ràng hiệp ước ấy mang tính chất chủ yếu về thương mại. Mantienne xem xét khả năng hải quân Pháp có thể tiến đến đất An Nam để thực thi bản hiệp ước đó là gần như không thể. Bởi quan hệ giữa Anh-Pháp từ sau cuộc chiến tranh độc lập ở Hoa Kỳ đã trở nên rất căng thẳng. Hạm đội Anh luôn luôn thăm dò hành tung Pháp trên biển hải khiến việc thông thương buôn bán ở hải cảng Lyon cũng không còn như trước (thời vua Louis XV).

Điều này cộng với tình hình chính trị nội bộ ở Pháp cho thấy rõ ràng Pháp không có khả năng xâm chiếm Việt Nam.

Luận điệu đổ tội cho Nguyễn Ánh về việc thực dân Pháp có cớ xâm lược Việt Nam năm 1858 là hoàn toàn vô căn cứ. Chính quyền mới của Napoleon III không cần bản hiệp ước đó vẫn có cớ đánh Việt Nam đơn giản vì thời kì này Pháp đã đủ mạnh, công nghệ hàng hải cũng tiên tiến hơn trước.

Xem thêm 2 chuyên luận:

Les relations politiques et commerciales entre la France et la Penisule Indochinoise: XVIII siecle (Quan hệ chính trị và ngoại giao giữa nước Pháp và bán đảo Indochina trong thế kỉ thứ XVIII)

Monseigneur Pierre Pigneaux: eveque d'Adran, dignitaire de Cocochine

Bác Kòm trong tranh luận không đưa ra được luận điểm thuyết phục nào, rốt cục phải ban nick Tĩnh, chẳng qua chỉ là thứ lạm quyền tiểu nhân. Bác macay có rảnh mời Kom sang đây. Nếu có gan cùng Tĩnh tranh luận.

Lí Tĩnh

Tổng số bài gửi : 5
Join date : 28/01/2013

Về Đầu Trang Go down

Nên nhìn nhận thế nào về việc Nguyễn Ánh cầu viện ngoại bang Empty Re: Nên nhìn nhận thế nào về việc Nguyễn Ánh cầu viện ngoại bang

Bài gửi  Ác Bá làng Tre Tue Feb 19, 2013 4:16 pm

Nếu chúng ta trong trường hợp của Nguyễn Ánh thì chúng ta có hành động như ông ta không, đó cũng là 1 khía cạnh mà lịch sử cần xem xét lại 1cách khách quan, nhất là với vị thế 1 người từng là vua bị mất ngai vàng.

Ác Bá làng Tre

Tổng số bài gửi : 3
Join date : 08/01/2013

Về Đầu Trang Go down

Nên nhìn nhận thế nào về việc Nguyễn Ánh cầu viện ngoại bang Empty Re: Nên nhìn nhận thế nào về việc Nguyễn Ánh cầu viện ngoại bang

Bài gửi  macay3 Tue Feb 19, 2013 4:22 pm

Ác Bá làng Tre đã viết:Nếu chúng ta trong trường hợp của Nguyễn Ánh thì chúng ta có hành động như ông ta không, đó cũng là 1 khía cạnh mà lịch sử cần xem xét lại 1cách khách quan, nhất là với vị thế 1 người từng là vua bị mất ngai vàng.

có thể nhiều người trong chúng ta sẽ hành động như ông ta (NA) nhất là xét trên nhận thức hạn hẹp của giai cấp phong kiến trong thời kì lịch sử ấy---> nhưng hành động ấy rồi sẽ bị hậu sinh phán xét. Đó mới là cái cần bàn theo đúng chủ đề topic
macay3
macay3
Admin

Tổng số bài gửi : 10
Join date : 08/01/2013
Age : 45

https://nghiencuulichsu.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

Nên nhìn nhận thế nào về việc Nguyễn Ánh cầu viện ngoại bang Empty Re: Nên nhìn nhận thế nào về việc Nguyễn Ánh cầu viện ngoại bang

Bài gửi  Ác Bá làng Tre Tue Feb 19, 2013 4:42 pm

Chúng ta đang phán xét Nguyễn Ánh theo cách bị "kiểm duyệt phát ngôn" với tư cách "kẻ chiến thắng" và "văn hóa truyền khẩu".

Vì sao tên thật của ông ta là Nguyễn Phúc Ánh mà chúng ta tự tiện cắt đi chữ Phúc để gọi 1 cách xấc xược là Nguyễn Ánh?

.......... > Đã mở diễn đàn đăng đàn chiêu hiền thì không nên khó chịu khi nghe ý kiến trái chiều.

Ác Bá làng Tre

Tổng số bài gửi : 3
Join date : 08/01/2013

Về Đầu Trang Go down

Nên nhìn nhận thế nào về việc Nguyễn Ánh cầu viện ngoại bang Empty Re: Nên nhìn nhận thế nào về việc Nguyễn Ánh cầu viện ngoại bang

Bài gửi  macay3 Tue Feb 19, 2013 7:28 pm

Ác Bá làng Tre đã viết:Chúng ta đang phán xét Nguyễn Ánh theo cách bị "kiểm duyệt phát ngôn" với tư cách "kẻ chiến thắng" và "văn hóa truyền khẩu".

Vì sao tên thật của ông ta là Nguyễn Phúc Ánh mà chúng ta tự tiện cắt đi chữ Phúc để gọi 1 cách xấc xược là Nguyễn Ánh?

.......... > Đã mở diễn đàn đăng đàn chiêu hiền thì không nên khó chịu khi nghe ý kiến trái chiều.

Nguyễn Ánh là cách gọi húy có từ lâu dc bao nhiêu người (kể cả sử gia trong ngoài nước) sử dụng , hoặc gọi Nguyễn Ánh hoặc gọi là Gia Long , sao lại có xấc xược gì ở đây? Vả lại 1 ý kiến góp thêm cũng là 1 ý kiến , sao chưa gì đã quy chụp người khác là "khó chịu" ?!!
macay3
macay3
Admin

Tổng số bài gửi : 10
Join date : 08/01/2013
Age : 45

https://nghiencuulichsu.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

Nên nhìn nhận thế nào về việc Nguyễn Ánh cầu viện ngoại bang Empty Re: Nên nhìn nhận thế nào về việc Nguyễn Ánh cầu viện ngoại bang

Bài gửi  Lí Tĩnh Fri May 24, 2013 10:36 pm

Còn một điều mà không ai chịu nhìn nhận, thực hết sức bực tức khi phải viết ra đây.

Nhiều người nói Ánh là kẻ bán nước, cõng rắn về nhà, dày xéo mồ mã tổ tiên. Song không chịu xem xét xem cái gọi là "nước" hiện thời đó như thế nào.

Nước Việt từ lâu đã phân thành hai xứ Đàng Trong Đàng Ngoài. Chuyện miền Nam và miền Bắc đều có chính quyền riêng, mà mỗi ông chúa đều có thể xem là ông vua của một triều đại riêng biệt cho thấy "nước Việt" hoàn toàn thống nhứt là hoàn toàn không có. Vùng miền Trung và miền Nam trước lại là đất cũ của nước Chiêm Thành, cho nên tập quán lối sống của người ở đây hoàn toàn không đồng nhất, hỗn tạp nhiều sắc tộc hơn cả miền Bắc, do đó phải nghiêm chỉnh nhìn nhận miền Nam xứ Đàng Trong là một vương quốc có vua chúa riêng mang họ Nguyễn.

Khái niệm quốc gia thống nhất chỉ đạt được sau khi Nguyễn Phúc Ánh Gia Long hoàn thành công cuộc thống nhất quốc gia.

Việc quân Xiêm chi viện cho Ánh để cướp lại thành Gia Định đặt trong bối cảnh này phải xem là giúp lấy lại đất của mình. Điều hoàn toàn phù hợp với quan điểm đương thời. Huống chi Ánh không phải là người xung phong đi xin chi viện từ vua Xiêm, mà là tướng Châu Văn Tiếp, sau khi bị Tây Sơn đánh cho trôi dạt cả lũ xong thì đến ai cầu với vua Xiêm.

Song Xiêm vương chả phải thân tình gì với Ánh mà đến giúp, mà nguyên là Tây Sơn với Xiêm đã đối đầu từ trước, nên mới quyết định giúp Ánh.

Hậu quả quân Xiêm phạm vào xứ Nam là "Quân Xiêm tàn bạo, đi đến đâu đều cướp bóc, bắt bớ; nên dân chúng ta thán oán ghét" (Hoàng Việt Hương Long Chí).

Ánh trong thư gửi Pigneau cũng viết đại loại thế.

Vấn đề nằm ở chỗ này nên nhiều người nói Ánh là kẻ bán nước, rước rắn về nhà.

Song về chuyện tình đằm thắm giữa Nguyễn Huệ với đám hải tặc vô lại Tàu Ô thì ai cũng câm như hến, không thằng nào rục rịch lên tiếng chỉ trích. Đám hải tặc này được sung vào hải quân Tây Sơn là do Tây Sơn thủy quân yếu hơn Gia Định, cho đám vô lại này vào rồi thì chúng nó cướp bóc hoành hành với dân cũng không kém gì quân Xiêm. Mà Nguyễn Huệ là vua một nước, cũng rất muốn gỡ cái sức ép phương Bắc nên mới cố kéo đám này đi cướp dọc bờ biển Trung Quốc để nhà Thanh đừng có sinh sự với ông.

Sau đây là bài phúc trình của Thomas Thiện về những việc làm hết sức nhân đạo và hiền hòa của các vị hải tặc cao quý:

"Chừng một tháng nay, một vị tướng của tầu Attila, Nguyễn Huệ tên là Vach Quinh đã trở lại xứ Nghệ mộ rất nhiều lính. và bắt dân chúng cung cấp một số gạo lớn. Với những hành động tối dã man, tên ác quỷ đó thường hay xẻo tai, lột da mặt từ trán cho tới miệng, đánh nhừ tử cho đến chết những viên xã trưởng hay những đại diện cho các làng xã không tuân lệnh hắn ngay (...) Ai nếu đều tin chắc rằng Bắc Vương ra Bắc Kỳ là để chiếm ngai vàng vương quốc mà thôi.

Những người ra trình diện đều bị bắt ngay lập tức. Họ phaỉ trả một số tiền chuộc ít hay nhiều tùy theo chức vụ và tư cách của họ nếu họ muốn chạy tội. Còn nếu không có tiền chuộc, họ sẽ bị xử tử (...) Phẫn nộ trước các hành động khinh thị ý ngài, Bắc Vương liền cho bắt họ lại và ra lệnh tịch thu tài sản của họ. Ngược lại họ cứng đầu mãi, thì họ sẽ bị giết (…) Quân Tây Sơn ra lệnh cho dân làng ông phải đem nộp ông ta ngay nếu không cả làng sẽ bị cướp phá hoàn toàn. Dân làng buộc lòng phải tuân lệnh và vị quan khốn nạn này lại rơi vào tay của quân Tây Sơn “ bạo tàn”, chúng liền xử tử ông và treo đầu ông bên lề đường."

Tàn bạo như vậy không phải chỉ có vài năm, vì theo ông Dian H. Murray trong "Pirates of The South China Coast, 1790-1810" thì lực lượng hải tặc này, được chính thức phong quan, hoàng hành bá đạo trong một thời gian dài, ngay cả sau khi Tây Sơn thất thế.

Chưa hết, hải tặc hoành hành, có sào huyệt ngay trên đất liền, cướp bóc mà không bị bắt thì lại khiến đám "lục tặc" nổi lên, đến nổi sau này triều đình đánh dẹp hải tặc thì thổ phỉ đến giúp, và ngược lại.

Việc này xin hỏi đích thì có phải là cõng rắn về nhà không? Nếu không phải thì không biết gọi là gì, chắc ban dân hồng phúc quá.

Tĩnh đã biết đến đám Tàu Ô này từ lâu, nhưng chưa biết là chúng lại làm nên những chuyện tày đình như vậy. Ở đây cho thấy tàn bạo, "cõng rắn về nhà" thì ai cũng từng làm, đều là sản phẩm của thời thế, nhìn cho rõ để đừng có một chiều suy luận.

Lí Tĩnh

Tổng số bài gửi : 5
Join date : 28/01/2013

Về Đầu Trang Go down

Nên nhìn nhận thế nào về việc Nguyễn Ánh cầu viện ngoại bang Empty Re: Nên nhìn nhận thế nào về việc Nguyễn Ánh cầu viện ngoại bang

Bài gửi  Lí Tĩnh Fri May 24, 2013 10:42 pm

Viết thế chưa đã tay, thật ngạc nhiên vì nhiều người trên Lịch Sử Việt Nam còn đem khoe chuyện ông Huệ thâu lĩnh đám vô lại này, rốt cuộc là có "hải quân hùng mạnh", nhiều tên còn dám đem so sánh với Tây nữa chứ.

Chỉ nhìn bấy nhiêu đủ thấy đám thần dân Đại Việt toàn là nhắm mắt đoán mò, đọc sách không bao nhiêu nhưng rất thích phán bừa, đã vậy còn thiên vị, mắc bệnh tôn sùng cá nhân.

Lí Tĩnh

Tổng số bài gửi : 5
Join date : 28/01/2013

Về Đầu Trang Go down

Nên nhìn nhận thế nào về việc Nguyễn Ánh cầu viện ngoại bang Empty Re: Nên nhìn nhận thế nào về việc Nguyễn Ánh cầu viện ngoại bang

Bài gửi  Lí Tĩnh Fri May 24, 2013 10:49 pm

có thể nhiều người trong chúng ta sẽ hành động như ông ta (NA) nhất là xét trên nhận thức hạn hẹp của giai cấp phong kiến trong thời kì lịch sử ấy---> nhưng hành động ấy rồi sẽ bị hậu sinh phán xét. Đó mới là cái cần bàn theo đúng chủ đề topic

Vậy cái kiến thức của ông Huệ và mấy ông Tây Sơn dung nạp hải tặc, còn đem phong chức tước cho đám hải cẩu ấy để chúng nó tự tiện hoành hành trên đất Việt, lại còn run đùi làm quan triều đình, một mặt đánh giúp Tây Sơn mặt khác lại cướp của dân chúng, giết chết người lành để làm giàu thì nên gọi như thế nào đây?

Tây Sơn không tiếp tay, thử hỏi bọn hải cẩu có thể lộng hành như vậy không? Chưa kể dân chúng nghèo đói còn bị bọn nó cho tiền dụ vào, dân thế là thành hải tặc.

Những điều như vậy sao không thấy mấy quyển sử móc viết về tiểu sử Quang Trung nêu ra cho rõ đạo nhẽ. Thà viết sách cho triều Nguyễn thì vu oan giá họa đã đành, hay viết cho Tây Sơn thì tưng bốc lên cho nó tưng đít luôn đã đành, nay lại viết sử mấy trăm năm sau, có bị hạn chế kiêng gì mà không dám xét cho công tâm, vậy búa rìu sử gia để làm gì?

Lí Tĩnh

Tổng số bài gửi : 5
Join date : 28/01/2013

Về Đầu Trang Go down

Nên nhìn nhận thế nào về việc Nguyễn Ánh cầu viện ngoại bang Empty Re: Nên nhìn nhận thế nào về việc Nguyễn Ánh cầu viện ngoại bang

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết